PHONG CÁCH UỐNG TRÀ THEO TỪNG VÙNG MIỀN
Trà – Một nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt
Đối với người dân Việt Nam, uống trà đã trở thành một thói quen không thể từ bỏ. Nó là một nét đẹp truyền thống đã tồn tại trong tâm trí nhiều người. Dọc khắp Bắc – Trung – Nam, từ thành thị cho đến nông thôn, từ người cao tuổi cho đến các bạn trẻ, trà được trưng dụng từ trong nhà ra đến vỉa hè và trở thành một thức uống quen thuộc không thể thiếu.
Trà có mặt trong mọi hoạt động của đời sống – xã hội người Việt. Từ lễ Tết, cưới hỏi, ma chay, cúng giỗ cho đến những cuộc gặp thường nhật, hay tự thưởng trà,... Có thể do đặc điểm địa lý mà cách thức uống trà của người Việt cũng có sự khác biệt. Như người miền Bắc thích uống trà mạn (loại trà đã được sao tẩm) và uống nóng, người miền Trung thường hay dùng lá chè tươi dân dã, người miền Nam thường dùng trà đá, trà ướp hương nhẹ nhàng.
Người miền Bắc uống trà
Ở miền Bắc, người ta uống trà và trồng trà nhiều hơn ở trong Nam. Điển hình là các vùng trồng trà như Thái Nguyên, Hà Giang, Phú Thọ, Yên Bái,... rồi sản xuất, cung cấp và tiêu thụ cho các tỉnh nói chung và khu vực miền Nam nói riêng, vậy nên từ đó 2 từ “trà Bắc” cứ thế mà được nhiều người gọi.
Đối với người miền Bắc, họ yêu thích trà đen và trà xanh uống sau bữa ăn. Người Hà Nội thích uống trà đá ở những quán vỉa hè hay trà ướp hương đặc trưng của xứ Hà Thành.
Thưởng trà theo cách của người Huế
Với người Huế, uống trà được xem như một môn nghệ thuật giàu trí tuệ. Người ta đánh giá tính cách, quan niệm sống, nhận thức cũng như tâm trạng, tình cảm của con người qua cách uống trà. Uống trà không chỉ thưởng thức hương vị của nó mà họ còn lưu tâm đến nội dung cuộc mạn trà và nét đẹp trong phương thức thưởng trà.
Người Huế uống trà như là một hình thức lễ nghi. Dẫu uống một người (độc ẩm), hai người (đối ẩm), ba người, bốn người hay nhiều người (quần ẩm) thì mọi thao tác vẫn được giữ nguyên, kể cả những cung cách pha trà, rót trà, nâng ly trà. Từ cung đình ra dân gian, tính chất nghi lễ giảm dần. Nhưng cái hồn của thú thưởng thức trà vẫn được giữ nguyên. Bạn bè uống cùng nhau chén trà để tăng thêm tình thân thiết.
Phong cách uống trà miền Nam
Nếu người Huế cầu kỳ trong cách uống trà thì người miền Nam lại có phần giản dị hơn nhưng vẫn có được sự ấm cúng và chân thành. Ở Nam Bộ trước đây người bình dân thường ưa chuộng loại trà pha chế sẵn, loại trà có nước đượm và mùi vị được đánh giá là ngon.
Người miền Nam uống trà như là giao thoa văn hóa giữa phương Đông với phương Tây, giữa miền Bắc và miền Trung. Các tiệm trà ngày càng xuất hiện nhiều hơn, hầu như chợ nào cũng có các tiệm trà lớn và đầy đủ các loại trà. Trà có đủ loại từ Đông Bắc, Tây Bắc cho đến trà các vùng châu thổ sông Hồng. Trà lài Quảng Nam, trà đen Phú Yên, cho đến trà B’Lao ướp hương, trà Thái Nguyên,...
Trà sữa được ưa chuộng ở miền Nam
Tuy nhiên, nếu trà chanh là độc chiếm ở miền Bắc, thì trà sữa lại chiếm thế thượng phong ở miền Nam. Tiêu biểu là phố người Hoa ở Sài Gòn là nơi tụ họp đông đủ nhất. Đa số tín đồ của trà sữa là học sinh hay sinh viên. Để tăng thêm tính thú vị, trà sữa thường có thêm thạch nhiều màu, khúc bạch, trân châu, rau câu,...
Với Shancothu, chúng tôi trân trọng sự đa dạng trong phong cách uống trà của từng vùng miền. Dọc theo chiều dài của đất nước có nhứng thứ riêng mà cũng rất chung. Cùng Shancothu gìn giữ và phát triển văn hóa Trà Việt. Nâng niu quà tặng từ đất trời, con người và cảnh vật.
------------------
CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH QFARM
Địa chỉ: Tổ 3, thị trấn Đông Anh, huyện Đông Anh, Hà Nội
Hotline: 0328.171.313 | 0988.661.610
Email: info@shancothu.com
Fanpage: facebook.com/SuoiGiangTravel
Bài viết liên quan